Việt Nam học được gì từ giáo dục STEM?
Trong khoảng hai thập niên gần đây, Giáo dục STEM đã trở nên phổ biến ở Mỹ và một số nước trên thế giới. Vậy giáo dục STEM là gì? Điểm mạnh và điểm hạn chế? Chúng ta học được gì từ giáo dục STEM, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới?
Cùng với thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” và “Giáo dục 4.0”, STEM dường như đã trở thành một thuật ngữ thời thượng. Trong bối cảnh như thế, có hai câu hỏi bản chất cần giải quyết:
Thứ nhất: Giáo dục STEM là gì? Điểm mạnh và điểm hạn chế?
Thứ hai: Chúng ta học được gì từ giáo dục STEM, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới, trên cơ sở tính đến trình độ và năng lực của đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất của các nhà trường; điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương…?
Dân trí, xin giới thiệu bài phân tích về STEM của GS.TSKH Đỗ Đức Thái, Thành viên Ban Phát triển CT GDPT tổng thể, Chủ biên CT môn Toán.
Giáo dục STEM là gì?
STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học – theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.
Có thể nói, giáo dục STEM không hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà chủ yếu là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay.
Giáo dục STEM tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ 21, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia và có thể tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa.
“Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và khả năng cạnh tranh trong nền kinh kế mới” (Theo Hiệp hội các Giáo viên dạy khoa học Mỹ-NSTA).
Có thể nhìn các thành tố trong Giáo dục STEM dưới góc nhìn phát triển năng lực của người học. Chẳng hạn, yếu tố “Kỹ thuật” trong Giáo dục STEM tạo ra năng lực kỹ thuật của người học thể hiện qua khả năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đời sống bằng cách thiết kế các đối tượng, hệ thống và xây dựng các quy trình sản xuất để tạo ra chúng.
Hiểu một cách đơn giản là học sinh được trang bị kỹ năng lực kỹ thuật thì sẽ có khả năng sản xuất ra đối tượng và hiểu được quy trình để làm ra nó. Học sinh phải có khả năng phân tích, tổng hợp, kết hợp để biết cách làm thế nào cân bằng các yếu tố liên quan (như khoa học, nghệ thuật, công nghệ, kỹ thuật) nhằm có được một giải pháp tốt nhất trong thiết kế và xây dựng quy trình. Ngoài ra học sinh còn có khả năng nhận ra nhu cầu và phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật.
Hình ảnh minh họa dưới đây nhấn mạnh: một người có năng lực “Kĩ thuật” cũng chính là một người có năng lực “Giải quyết vấn đề” và quá trình “Xử lí kĩ thuật” cũng chính là quá trình “Giải quyết vấn đề”.
Các bạn có thể tham khảo các Thí nghiệm Hóa học THCS được xây dựng theo hướng STEM
3 thế mạnh của giáo dục STEM
Chúng ta cần phải khai thác những điểm mạnh của Giáo dục STEM trong dạy học ở nhà trường phổ thông, trong đó có tính đến hoàn cảnh thực tế của đất nước về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; năng lực, điều kiện sống và làm việc của giáo viên; cơ sở vật chất của các nhà trường; điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương,…
Những điểm mạnh của giáo dục STEM có thể kể đến:
Thứ nhất: Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
Giáo dục STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao với những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ 21.
Điều này phù hợp với cách tiếp cận tích hợp trong Chương trình GDPT mới. Vì thế, tư tưởng này của giáo dục STEM cần được khai thác và đưa vào mạnh mẽ trong Chương trình GDPT mới.
Thứ hai: Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học.
Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra.
Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Tư tưởng này của giáo dục STEM cũng cần được khai thác và đưa vào mạnh mẽ trong Chương trình GDPT mới.
Thứ ba: Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết.
Sự thẩm thấu kiến thức theo cách như vậy chính là một trong những định hướng mà giáo dục cần tiếp cận. Tuy vậy, có thể thấy phương thức dạy học như trên là không hề dễ dàng ngay cả đối với thế giới chứ không chỉ riêng trong điều kiện hiện nay của chúng ta.
4 Cảnh báo
Thứ nhất: Rõ ràng rằng việc khai thác, áp dụng những điểm mạnh của giáo dục STEM là hết sức có lợi và cần thiết đối với giáo dục phổ thông của chúng ta. Nhưng trong hoàn cảnh thực tế của đất nước về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý của giáo viên; cơ sở vật chất của các nhà trường; điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương,… thì điều đó lại trở nên không đơn giản. Đặc biệt, có hai yếu tố cần xem xét:
– Đã chuẩn bị các văn bản cần thiết chỉ đạo triển khai giáo dục STEM?
– Cán bộ quản lí các nhà trường phổ thông có thực sự quan tâm đến giáo dục STEM hay không? Bởi nếu không thì có thể viện dẫn rất nhiều lí do để không áp dụng.
Thứ hai: Vấn đề tích hợp và phát triển năng lực giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn là những vấn đề khó đối với giáo viên hiện nay. Tuy được nhấn mạnh nhiều trong những năm qua, nhưng thực tế diễn ra ở nhà trường thì chưa được như mong muốn. Có thể nói giáo dục STEM mới chỉ thực hiện được tại một số nhà trường phổ thông dưới hình thức thu hút một số học sinh tham gia dự thi đề tài (hay một sản phẩm nào đó), điển hình là kì thi Intel ISEP được tổ chức hàng năm.
Thứ ba: Kiểm tra đánh giá và thi cử cần tương thích với những tư tưởng cơ bản của giáo dục STEM. Tuy nhiên nếp nghĩ “thi gì học nấy” là một trở lực lớn trong việc đưa giáo dục STEM vào nhà trường phổ thông.
Thứ tư: Hiện nay người ta nói nhiều về “khoa học dữ liệu”, về “trí tuệ nhân tạo”, về “tư duy máy tính”, về “tự động hóa”, về “robot”, về những ngành nghề sẽ mất đi do tiến bộ về khoa học kĩ thuật trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư,…
Các bạn có thể tham khảo các Thí nghiệm Hóa học THCS được xây dựng theo hướng STEM
Nhưng nhân loại đã có nhiều bài học quý do ảo tưởng về sức mạnh của máy tính, của tin học. Mười lăm năm là một khoảng thời gian ngắn, có đủ không để tạo ra những viễn cảnh như vậy? Những vấn đề cấp thiết mà nhân loại đang đối đầu như: chiến tranh, đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… chắc không thể giải quyết bằng những viễn cảnh đó!
Tôi cũng tin rằng giáo dục STEM không phải là lập trình và chế tạo robot. Và chương trình giáo dục phổ thông không thể tích hợp triệt để thành khoa học dữ liệu. Giáo dục con trẻ muôn đời vẫn phải xoay quanh hai trục vĩnh cửu: Phát triển nhân cách và giá trị nhân văn cao đẹp của con người với hai nhân vật trung tâm là Thầy và Trò.
GS.TSKH Đỗ Đức Thái
(Theo Dân Trí)
Cùng chủ đề
Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam đưa...
Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam công bố phiên bản điện tử sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp...
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trao...
Trong bối cảnh việc vận chuyển SGK giấy đang gặp khó khăn do nhiều tỉnh, thành phải thực hiện giãn cách...
Các kênh điện tử Giới thiệu Sách Giáo...
1. Tổng hợp video giới thiệu bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" https://www.youtube.com/channel/UCK8EwBiPhsQtn2WBYxm8yJQ/videos 2....
Hậu Giang: Hội thảo trực tuyến giới...
(HG) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang vừa phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam...
Phú Thọ: Tổ chức hội thảo giới thiệu...
GD&TĐ - Ngày 27/2, Sở GD&ĐT Phú Thọ phối hợp với các Nhà xuất bản tổ chức Hội thảo trực tuyến...
Tìm hiểu sách giáo khoa mới lớp 2 và...
Ngày 24-2, Sở GD-ĐT TPHCM phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) tổ chức Hội thảo "Giới...
Thiết bị dạy học trong chương trình...
Để đáp ứng điều kiện phát triển năng lực cho học sinh, ngoài nội dung chương trình, sách giáo...
Thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1...
Nhằm đảm bảo tốt mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đề ra, với mong muốn cung cấp đồng...
Việt Nam học được gì từ giáo dục...
Trong khoảng hai thập niên gần đây, Giáo dục STEM đã trở nên phổ biến ở Mỹ và một số nước...
Xu hướng giáo dục STEM đang trở thành...
Bộ sách “Học viện STEM” của tác giả Seteven Mactin mở ra những vùng kiến thức hấp dẫn, tính...
NXB Giáo Dục không tăng giá sách giáo...
Theo lãnh đạo Nhà xuất bản (NXB) Giáo Dục, các sách giáo khoa đã in năm 2018 vẫn...
Hội Sách Hải Châu Đà Nẵng 2019
Với chủ đề "Sách - Văn hóa và Phát triển", Hội sách Hải Châu 2019 đã...
Bộ Tài chính nêu lý do nên bỏ chính...
Bộ Tài chính nhận thấy, nhiều sinh viên được hưởng ưu đãi học phí nhưng sau khi ra trường không...
“Giáo viên giỏi nhất thế giới” năm...
Cô giáo Andria Zafirakou từ khu vực nghèo bậc nhất nước Anh vừa nhận giải thưởng 1 triệu USD cho những đóng...
Phụ huynh và cộng đồng sẽ tham gia đánh...
GDVN) - Phụ huynh và cộng đồng sẽ tham gia đánh giá hiệu trưởng nhưng không chấm điểm như trước đây...
Bộ Giáo dục không thay đổi phương án...
Chiều 25/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn thông báo về phương án thi THPT quốc...
Hướng dẫn tải các phần mềm thực...
Trong bộ sách HƯỚNG DẪN HỌC TIN HỌC (được chỉnh lý mới theo chương trình của Bộ Giáo dục và...
Thầy giáo Bách khoa nghiên cứu xe điện...
PGS. TS Tạ Cao Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Sáng tạo công nghệ (CTI), Trường...
Đổi mới gấp gáp, giáo viên lo lắng
Hiệu trưởng một trường THPT đóng tại quận Cầu Giấy, Hà Nội khẳng định nếu không chuẩn bị tốt về...
GS Ngô Bảo Châu chọn nghề cắt tóc khi...
Trong tọa đàm định hướng nghề nghiệp cùng các bậc phụ huynh và học sinh diễn ra tại Hà Nội...
Tiết học đặc biệt ở trường mầm...
Hơn 20 đứa trẻ trong trang phục màu đen với những sọc hoa văn trang trí đỏ thắm khệ nệ bày lên đĩa...
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT quy hoạch...
Nghị định 46 của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quy định rõ trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong việc...
Góp ý dự thảo Chương trình giáo dục...
“Muốn đổi mới giáo dục phải đặt yếu tố nhân lực lên trên hết”, “Nếu chưa có...
Chương trình giáo dục phổ thông:
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trao đổi với VietNamNet về dự thảo chương trình giáo...
150 gian hàng tham gia Hội sách Hải Châu...
Thông tin được nêu tại buổi họp báo giới thiệu Hội sách Hải Châu 2017 do UBND quận Hải Châu...
Công bố Dự thảo Chương trình giáo dục...
Tại cuộc họp báo quý I/2017 vào chiều 24/3, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình...
Có thể bạn cũng quan tâm
Tuần lễ đặc biệt: CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG...
Thực hiện chủ trương, tinh thần của Hội nghị triển khai nhiệm vụ phục vụ năm học mới 2017 – 2018, triển khai tháng...
Tạo ra robot giúp trẻ tự kỷ học các...
Kaspar là một robot xã hội được thiết kế để giao tiếp với trẻ tự kỷ. Robot có thể hát, bắt chước...
Loài chim duy nhất trên thế giới có độc,...
Loài chim này chỉ sống sở quốc đảo bí ẩn Papua New Guinea và là loài chim đầu tiên trên...
Bộ Tài chính nêu lý do nên bỏ chính...
Bộ Tài chính nhận thấy, nhiều sinh viên được hưởng ưu đãi học phí nhưng sau khi ra trường không...
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ...
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức chương trình hội thảo " SGK theo định hướng phát triển...
Công nghệ hiện đại có giúp con người...
Khoảng 150 năm trước, trước khi y học hiện đại ra đời, tuổi thọ trung bình của con người là khoảng 40 năm....
Tập huấn về phương pháp giảng dạy...
Ngày 9/8/2019, tại tỉnh Quảng Trị, Công ty CP Sách & Thiết bị Giáo dục Miền Trung phối hợp với Sở...
Tập huấn bộ sách Hướng dẫn học Tin...
Ngày 27/6/2017, tại thành phố Quảng Ngãi, Công ty CP Sách & TBGD Miền Trung phối hợp với...
Những bệnh nguy hiểm ở trẻ khi thời...
Nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao bất thường kéo theo nguy cơ trẻ bị suy kiệt vì nóng,...
Các kênh điện tử Giới thiệu Sách Giáo...
1. Tổng hợp video giới thiệu bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" https://www.youtube.com/channel/UCK8EwBiPhsQtn2WBYxm8yJQ/videos 2....
Bình luận