Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức chương trình hội thảo: SGK theo định hướng phát triển năng lực nhìn từ kinh nghiệm Quốc tế
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức chương trình hội thảo " SGK theo định hướng phát triển năng lực nhìn từ kinh nghiệm Quốc tế".
Tại Hà Nội:
-Thời gian từ 16 đến 18 tháng 3 năm 2018
-Địa điểm: Khách sạn La Thành, 226 Vạn Phúc, Ba ĐÌnh, Hà Nội
Tại TP. Hồ CHí Minh:
-Thời gian từ 20 đến 22 tháng 3 năm 2018
-Địa điểm: Nhà khách Phương Nam, 252 Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Tham gia thuyết trình, chủ trì có: CT HĐTV Nguyễn Đức Thái, Dr. Nguyễn Văn Cường, Prof. Bernd Meier, Eenariina Hamalainen
Tại Hội thảo, các chuyên gia đến từ Viện Bồi dưỡng giáo dục thuộc Trường Đại học Potsdam của Đức là GS. Bernd Meier và chuyên gia thuộc Đại học Timepere, Phần Lan là bà Eenariina Hämäläinen đã có những chia sẻ về vị trí, vai trò của sách giáo khoa trong việc phát triển năng lực của người học; các kinh nghiệm biên soạn câu hỏi và tổ chức hoạt động cho học sinh trong sách giáo khoa; cách thức kiểm tra, đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin trong sách;…
Đây cũng là hoạt động trao đổi và học tập kinh nghiệm quốc tế trong việc biên soạn sách nhằm thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Câu chuyện thị trường sách giáo khoa ở Đức bùng nổ và được điều tiết như thế nào đã được giáo sư Bernd Meier tới từ Trường ĐH Potsdam chia sẻ trong hội thảo ‘Sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế”
GS Bernd Meier tới từ ĐH Potsdam cho biết, hệ thống giáo dục của Đông Đức trước đây cũng giống như Việt Nam hiện nay - chỉ có một bộ sách giáo khoa (SGK) duy nhất do một cơ quan giống như Nhà xuất bản Giáo dục của Việt Nam phát hành.
“Vì thế, chúng tôi rất hiểu hệ thống giáo dục Việt Nam và chúng tôi cũng có những kinh nghiệm khi chuyển từ hệ thống giáo dục Đông Đức sang hệ thống giáo dục của Tây Đức. Cả hai hệ thống đều có những ưu nhược khác nhau. Chúng tôi hiểu rất rõ điều đó”.
Ở Đức, mỗi bang có một chương trình giáo dục khác nhau, vì thế cần nhiều bộ sách giáo khoa. Cùng một bang, có thể có 5-7 bộ sách khác nhau cho cùng một môn học.
Có khoảng hơn 20 nhà xuất bản (NXB) cung cấp sách giáo khoa ở Đức. Sau một quá trình cạnh tranh, các NXB nhỏ và yếu sẽ bị các nhà xuất bản lớn thôn tính, mua lại. Thị trường xuất bản hiện tại đã tập trung hơn, chỉ còn 2 NXB lớn.
“Kinh nghiệm của chúng tôi là một chương trình nhiều bộ sách là tốt, nhưng sự bùng nổ quá nhiều NXB rồi cũng sẽ được thị trường điều tiết. Những NXB tốt sẽ tồn tại” - Giáo sư Meier khẳng định.
Trước kia, ở Đông Đức, sách viết ra, trước khi được ban hành, sẽ có một năm thực nghiệm, nhưng hiện tại ở Đức không còn quy định đó. Các NXB cạnh tranh với nhau, họ sẽ tự thực nghiệm. Nhóm tác giả luôn có giáo viên trong đó và trong khi viết, họ đã tự thực nghiệm.
Việc quyết định mua bộ SGK nào sẽ do hội đồng bộ môn của từng môn trong nhà trường quyết định.
Để đảm bảo tính kinh tế nhằm chuyển giao từ lớp này sang lớp khác, SGK ở Đức không có chỗ để học sinh viết vào.
Thay vào đó, sách bài tập dùng một lần sẽ có chỗ cho học sinh tương tác (viết vào sách). Bởi lẽ SGK của Đức có giá cao hơn sách Việt Nam rất nhiều - trung bình 23-24 euro/cuốn.
“Về cơ bản, học sinh sẽ phải bỏ tiền mua sách, nhưng chúng tôi giới hạn mỗi năm ví dụ sẽ dành 100 euro mua sách. Nếu tiền mua sách vượt quá con số này, nhà trường sẽ phải cho học sinh mượn sách. Những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường sẽ cho mượn toàn bộ, không phải mua” - giáo sư Meier chia sẻ.
Tính phân hoá trong SGK ngày càng được chú trọng
Là một tác giả viết sách giáo khoa, GS Meier cho biết, ở Đức có những cuốn SGK được viết tích hợp, ví dụ như sách Kinh tế - Lao động - Kỹ thuật, nhưng cũng có những cuốn tách riêng Kinh tế, Lao động, Kỹ thuật.
“Ngày nay, chức năng phân hoá của SGK rất được chú trọng. Ngày nay, ở Đức, học sinh có nguồn gốc nhập cư ngày càng lớn. Trình độ của các em ngày càng khác nhau. Trong các tiêu chí viết SGK, tiêu chí phân hoá rất được đẩy mạnh. Bộ tài liệu giáo khoa có đi kèm sách bài tập, sách giáo viên. Sách giáo viên sẽ giúp giáo viên thiết kế bài tập cho học sinh ở nhiều mức độ khác nhau. Có những nội dung phân hoá chưa làm được trong SGK thì sách giáo viên sẽ giúp giáo viên làm việc này tốt hơn."
Trả lời câu hỏi của một đại biểu về việc có nhiều ý kiến cho rằng hệ thống các cấp học Việt Nam cần phân hoá sớm hơn, GS Meier đã chia sẻ câu chuyện của Đức.
Ông cho biết, Đức có hệ thống phân hoá rất sớm, tuy nhiên "cũng có nhiều vấn đề".
Hiện nay, học sinh được phân hoá sau tiểu học. Tức là sau lớp 4, học sinh sẽ được phân loại vào các loại hình trường khác nhau. Điều đó có nghĩa là học sinh 10 tuổi đã phải quyết định con đường tương lai của mình - đi theo hướng hàn lâm hay thực hành.
3 loại hình trường khác nhau này gồm có: các trường dành cho những em có năng lực thực hành (tương tự học nghề); loại thứ 2 là trường dành cho cấp học nghề cao hơn (tương đương trung cấp), và thứ 3 là các trường chuẩn bị cho học sinh đi theo hướng hàn lâm (vào đại học).
Có rất nhiều ý kiến phê phán hệ thống phân hoá sớm này. Họ cho rằng đây là sự bất bình đẳng trong xã hội Đức. Những con em gia đình lao động, không nhận được sự đầu tư nhiều của bố mẹ sẽ phải học ở những trường thực hành. Ngược lại, con em gia đình khá giả, có thành tích tốt hơn sẽ được vào các trường đi theo hướng hàn lâm.
“Ngày này quốc tế đang có xu hướng tăng cường hoà nhập. Giữa giáo dục phân hoá và hoà nhập, chúng ta nên hài hoà, không nên cực đoan. Sự phân hoá quá sớm của giáo dục Đức không phải là một tấm gương. Chúng ta nên tự hào về hệ thống của mình. Trong cải cách giáo dục, nên điều chỉnh như cho phù hợp, không nên chạy từ thái cực này sang thái cực khác” - GS Meier nêu ý kiến.
Nỗi lo SGK quá tải
"Viết SGK để đảm bảo cả 2 tiêu chí phát triển toàn diện và phát triển năng lực sẽ dễ dẫn đến SGK bị quá tải. Làm thế nào để giải quyết bài toán này? Liệu có tỷ lệ nào phù hợp giữa nội dung cung cấp thông tin và nội dung trang bị khả năng giải quyết vấn đề trong SGK?” - một đại biểu đặt câu hỏi.
GS Meier thừa nhận: "Đúng là có một mâu thuẫn giữa phát triển toàn diện và phát triển năng lực. Tuy nhiên, đó là sự thống nhất của 2 mặt đối lập. Chúng ta phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng: Vẫn phải đảm bảo cho học sinh phát triển toàn diện và vẫn phải ứng dụng thực tiễn để phát triển năng lực. Chúng ta biết sẽ không thể dạy được tất cả mọi thứ. Chìa khoá là hãy tập trung vào tri thức bản chất, có chọn lọc, gắn với thực tiễn và ứng dụng”. (vietnamnet.vn)
“Quá trình dạy học phải có cả tính đóng và tính mở. Tính đóng là việc đưa ra những kiến thức đã được thừa nhận. Tính mở là việc không quy định quá cứng nhắc cái gì là chân lý duy nhất đúng. Học sinh có thể có nhận thức khác đi, giáo viên có thể bổ sung nội dung khác. SGK phải tạo điều kiện cho học sinh có những tư tưởng, quan điểm khác nhau, và thảo luận về những quan điểm đó. Giáo dục có chân lý nhưng cũng có tính mở mang tính cá nhân.”
- Giáo sư Bernd Meier, ĐH Potsdam (Đức)
Cùng chủ đề
TẬP HUẤN TRỰC TUYẾN: THÊM GIẢI PHÁP...
Trên khắp cả nước công tác tập huấn trực tiếp bồi dưỡng giáo viên sử dụng SGK mới theo Chương...
Đại hội Cổ đông thường niên 2020
Ngày 20/3/2020, Công ty CP Sách và TBGD Miền Trung tổ chức Đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ III (2020-2025)....
Thông cáo báo chí về giá sách giáo khoa...
Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục...
Chương trình đặc biệt “Cùng em vui...
Chuẩn bị cho năm học mới 2019 – 2020 sắp đến gần, nằm trong các hoạt động của Tháng phát hành...
Tập huấn về phương pháp giảng dạy...
Ngày 9/8/2019, tại tỉnh Quảng Trị, Công ty CP Sách & Thiết bị Giáo dục Miền Trung phối hợp với Sở...
Tặng sách và đồ dùng học tập, sinh...
Mùa hè đến cũng là lúc các em học sinh chuẩn bị bước vào một năm học mới. Trong năm học...
NXB Giáo dục lập đường dây nóng phục...
GD&TĐ - NXB Giáo dục Việt Nam vừa công bố số điện thoại đường dây nóng để phục vụ nhu cầu mua...
Hệ thống “Cửa hàng không thiếu sách...
Nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu về sách giáo khoa và các sản phẩm giáo dục cho học sinh, giáo...
Tập huấn về phương pháp giảng dạy...
Ngày 8/8/2018, tại Thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam, Công ty CP Sách & TBGD Miền Trung phối hợp với Sở...
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ...
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức chương trình hội thảo " SGK theo định hướng phát triển...
Tuần lễ đặc biệt: CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG...
Thực hiện chủ trương, tinh thần của Hội nghị triển khai nhiệm vụ phục vụ năm học mới 2017 – 2018, triển khai tháng...
Nhà sách Giáo dục 272 Trần Cao Vân - TP....
Sắp đến là ngày tựu trường, bắt đầu năm học mới, Nhà sách Giáo dục có chương...
Tập huấn bộ sách Hướng dẫn học Tin...
Ngày 27/6/2017, tại thành phố Quảng Ngãi, Công ty CP Sách & TBGD Miền Trung phối hợp với...
Có thể bạn cũng quan tâm
Người sinh tháng 10 dễ ốm, hóa ra mối...
Ngày sinh nhật có thể chẳng ảnh hưởng gì vận mệnh của bạn, theo những gì mà “khoa...
Chương trình giáo dục phổ thông:
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trao đổi với VietNamNet về dự thảo chương trình giáo...
Voi Ma-mút sẽ được hồi sinh vào năm...
Bằng cách sử dụng bộ công cụ chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9, các nhà khoa học tin rằng họ không chỉ có...
TẬP HUẤN TRỰC TUYẾN: THÊM GIẢI PHÁP...
Trên khắp cả nước công tác tập huấn trực tiếp bồi dưỡng giáo viên sử dụng SGK mới theo Chương...
Góp ý dự thảo Chương trình giáo dục...
“Muốn đổi mới giáo dục phải đặt yếu tố nhân lực lên trên hết”, “Nếu chưa có...
Hệ thống “Cửa hàng không thiếu sách...
Nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu về sách giáo khoa và các sản phẩm giáo dục cho học sinh, giáo...
Các kênh điện tử Giới thiệu Sách Giáo...
1. Tổng hợp video giới thiệu bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" https://www.youtube.com/channel/UCK8EwBiPhsQtn2WBYxm8yJQ/videos 2....
Skyscanner - tìm và so vé máy bay của nhiều...
Mình tình cờ biết dịch vụ này qua giới thiệu của một người bạn. Web / app này cho phép bạn tìm vé...
Hệ thống “Cửa hàng không thiếu sách...
Nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu về sách giáo khoa và các sản phẩm giáo dục cho học sinh, giáo...
3 nhà khoa học Việt tạo nên kỳ tích...
Ba nhà khoa học người Việt đã tạo nên kỳ tích mới cho lịch sử ngành vật lý Việt Nam, khi...
Bình luận